Cách bảo quản đồng phục nhà hàng luôn mới
Đồng phục nhà hàng không chỉ giúp nhân viên trông chuyên nghiệp, gọn gàng mà còn sự đồng bộ, nâng cao hình ảnh thương hiệu và mang lại ấn tượng tốt cho khách hàng. Bên cạnh đó, đồng phục còn đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, giúp nhân viên thoải mái khi làm việc và thể hiện tinh thần làm việc nhóm.
Đồng phục là một trong những yếu tố chính thể hiện sự chuyên nghiệp và dấu ấn thương hiệu của nhà hàng, quán ăn. Chính vì vậy, việc bảo quản đồng phục nhà hàng sao cho luôn sạch sẽ, mới mẻ là một công việc cực kỳ quan trọng.
Đồng phục Nguyên Phi sẽ mách bạn cách bảo quản đồng phục nhà hàng luôn như mới.
1. Chọn đồng phục nhà hàng chất lượng
Yếu tố đầu tiên, có thể được coi là quan trọng nhất, chính là chất lượng của loại vải được lựa chọn để may đồng phục. Có kha khá chủ doanh nghiệp suy nghĩ rằng, áo có bền được hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào cách sử dụng và bảo quản của nhân viên; vì thế, họ lựa chọn vải kém chất lượng để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, quan điểm này chỉ đúng một phần, họ quên rằng vì vải có chất lượng thấp nên chỉ sau một vài tháng sử dụng, đồng phục nhà hàng đã xuống cấp cần phải may mới.
Giá thành của đồng phục chất lượng tốt đắt hơn từ 30-40% nhưng nếu sử dụng kỹ càng, tuổi thọ có thể lên đến 2-3 năm hoặc hơn. Dĩ nhiên, về lâu dài, đồng phục nhà hàng chất lượng cao sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với đồng phục kém chất lượng. Lý do là chúng ta không phải may lại đồng phục mới liên tục cứ sau vài tháng sử dụng.
2. Xử lý vết bẩn cứng đầu

Phơi ở nơi thoáng mát, có gió, tránh ánh nắng trực tiếp vì tia UV có thể làm vải bạc màu nhanh chóng
Những vết bẩn thường xuyên gặp phải trong nhà hàng bao gồm dầu mỡ, nước sốt, đồ uống (cà phê, trà, rượu vang, nước ngọt).
Khi vết dầu mỡ bám vào đồng phục, chúng ta chỉ cần rắc một ít bột ngô lên vết bẩn ngay sau khi bị dính. Sau đó, giặt bằng nước ấm cùng với xà phòng là có thể loại bỏ được chúng.
Còn đối với nước sốt hoặc rượu vang, hãy chuẩn bị một chiếc khăn sạch và thấm nhẹ vào chỗ dơ đó, tuyệt đối không chà xát. Sau cùng, trước khi giặt, ngâm đồng phục trong nước lạnh pha chút giấm trắng hoặc baking soda.
Trong trường hợp bị đồ uống bắn lên đồng phục, nhất là cà phê hoặc trà, 2 chất khó tẩy rửa. Bạn nên pha hỗn hợp nước chanh và muối, thoa lên vết bẩn, để vài phút rồi giặt bình thường.
3. Phân loại đồng phục nhà hàng đúng cách
Để tránh việc đồng phục nhà hàng bị phai màu, loang màu, xù lông hoặc nhăn nheo, chúng ta nên phân loại đồng phục trước khi giặt để đảm bảo tuổi thọ cho đồ. Có 2 cách để phân loại đồng phục:
- Phân loại theo màu sắc: Nên để riêng những đồng phục có màu sáng ra khỏi đồng phục tối màu. Việc này giúp quần áo không bị lem, pha trộn màu với nhau khi giặt.
- Phân loại theo chất liệu: Những quần áo thường được làm từ vải dễ nhăn hoặc xù lông, cần giặt riêng với các loại tạp dề hoặc khăn lau.
4. Sử dụng chất giặt tẩy hợp lý
Sử dụng những dung dịch tẩy rửa mạnh, chứa nhiều chất Clo không phải là biện pháp tốt vì có thể gây hại cho vải và da tay. Thay vào đó, bạn nên sử dụng bột giặt và nước xả dịu nhẹ. Ưu tiên các loại chất giặt ít hóa chất hoặc chuyên dụng dành cho đồng phục nhà hàng, có khả năng làm sạch, khử mùi và bảo vệ màu sắc của vải.
Bên cạnh đó, để làm sạch các vết bẩn trước khi giặt, chỉ nên ngâm đồng phục nhà hàng trong khoảng 15-30 phút. Nếu ngâm quá lâu sẽ không giúp đồng phục sạch hơn, mà còn gây ra các tác dụng phụ. Điều này dẫn đến việc đồng phục nhà hàng có thể bị ố vàng hoặc mốc.
5. Giặt đồng phục nhà hàng đúng cách
Sau khi phân loại đồng phục, lựa chọn chất giặt tẩy phù hợp thì quy trình giặt đúng cách chính là chìa khóa để bảo vệ chất lượng đồng phục.
Không nên sử dụng nước trên 40°C để giặt đồ, vì khi nước quá nóng sẽ làm cho vải co rút lại thậm chí là mất màu áo đồng phục.
Để hạn chế làm nhăn hoặc mất dáng áo, bạn nên điều chỉnh chế độ giặt ở mức nhẹ. Hơn nữa, đồng phục nhà hàng thường hay in hoặc thêu logo, do đó khi giặt phải được lộn trái để tránh ma sát làm bong tróc hoặc phai màu logo. Điều này giúp bảo vệ bề mặt vải khỏi tác động trực tiếp từ máy giặt hoặc chất tẩy.
Vắt áo:
Chỉ cần vắt nhẹ đồng phục để loại bỏ nước dư thừa, không nhất thiết phải vắt mạnh tay hay sử dụng máy sấy. Mục đích của việc làm này là để hạn chế tối đa hiện tượng gây hư hại cho vải, chẳng hạn như giãn hay biến dạng form áo.
Phơi khô:
Không phơi đồng phục trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, mà hãy phơi dưới bong râm hoặc những chỗ thoáng mát. Ánh nắng mặt trời mạnh có khả năng làm cho áo bị bạc màu, co rút vải. Đồng thời, nên sử dụng móc treo đồ để giữ form áo.
6. Bảo quản đồng phục sau khi giặt

Nên sử dụng móc để treo đồng phục
Nên sử dụng móc treo để treo đồng phục, việc này giúp cho đồng phục luôn phẳng và giữ form. Nếu phải xếp đồng phục nhà hàng để cất tủ, lưu ý rằng đừng cất giữ đồng phục khi vẫn còn ẩm ướt, vì sẽ gây mùi và mốc. Cất đồ trong túi nilon kín cũng gây ra tình trạng tương tự. Nên cất giữ đồ đồng phục nhà hàng trong tủ quần áo sạch sẽ, thoáng khí, thêm vào đó vài gói hút ẩm hoặc viên long não nhằm tránh việc ẩm mốc.
Bên cạnh việc lựa chọn đồng phục chất lượng và các loại giặt giũ hợp lý để tăng tuổi thọ cho đồng phục cần phải phối hợp với các cách bảo quản trong quá trình sử dụng. Hy vọng với những hướng dẫn về cách bảo quản đồng phục trên, bạn có thể sử dụng đồng phục thoải mái trong thời gian lâu nhất. Ngoài ra, nếu muốn tìm đơn vị may đồng phục nhà hàng uy tín chất lượng, mọi người có thể tìm đến chúng tôi để tham khảo.
Đồng phục Nguyên Phi
Sau 15 năm sản xuất hợp tác với hàng ngàn đối tác trong và ngoài nước. Đồng Phục Nguyên Phi đã học hỏi và được chuyển giao nhiều công nghệ sản xuất vải, công nghệ in thêu chất lượng cao, các sản phẩm do Nguyên Phi sản xuất đều có tiêu chuẩn chất lượng cao nhất để đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách.
Mọi nhu cầu và thắc mắc xin quý khách liên hệ theo thông tin bên dưới: