Chọn chi tiết cho áo đầu bếp đẹp
Khi chọn áo đầu bếp bạn cần lưu ý sự phù hợp của kiểu dáng, màu sắc, chất liệu vải và môi trường làm... để có thể tạo ra một bộ đồng phục vừa thoải mái, vừa phù hợp không gian làm việc.
Đối với những người đầu bếp, đồng phục là một trong những món phụ kiện không thể thiếu khi làm việc; hơn nữa, chính nó mang một nét đặc trưng riêng và đặc thù của ngành nghề. Mỗi mẫu áo đầu bếp, chúng ta có thể nhận diện, phân biệt được những vị trí hay cấp độ của người đầu bếp. Bên cạnh việc giúp cho quần áo không bị dơ bẩn, với đa dạng về chất liệu, màu sắc và kiểu dáng nó còn làm tăng thêm tính chuyên nghiệp cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp.
Dù là áo đầu bếp nam hay nữ thì đều có những lưu ý để chọn ra một chiếc áo đạt chuẩn chất lượng. Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng mình sẽ đề cập đến các tiêu chí để chọn áo đầu bếp đẹp.
Vậy liệu những tiêu chuẩn đó là gì bạn đã biết?
1. Áo đầu bếp là gì?

Mẫu áo đồng phục bầu bếp
Áo đầu bếp là trang phục chuyên dụng dành cho các đầu bếp trong nhà hàng, khách sạn, bếp ăn chuyên nghiệp. Áo bếp giúp ngăn chặn lửa, khói, dầu, các chất dơ bẩn khác… bắn lên cơ thể, quần áo và xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp.
Áo đầu bếp truyền thống thường được làm bằng 2 lớp vải cotton, vạt áo gồm 2 hàng cúc, tay dài với sắc áo là màu trắng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có một số nhà hàng, khách sạn, quán ăn sử dụng áo đầu bếp màu đen vì áo trắng khá dễ dơ. Ngoài ra, bây giờ áo bếp đã được cải tiến thành tay ngắn để dễ dàng cho việc phục vụ và chế biến món ăn.
2. Đặc điểm của áo đầu bếp
Thông thường, áo bếp được tạo thành từ cotton, polycotton hoặc kaki là các chất liệu thoáng khí, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, chịu nhiệt và chống bám bẩn. Điều này góp phần rất lớn trong việc giúp đầu bếp cảm thấy dễ chịu, thoải mái khi trong quá trình nấu nướng và phục vụ món ăn.
Để bảo vệ cơ thể khỏi dầu nóng và hơi nhiệt, cổ trụ hoặc cổ bẻ, tay áo dài hoặc lửng là thiết kế đặc trưng của áo. Ngoài ra, hàng cúc đôi nhằm hỗ trợ đầu bếp thay đổi mặt áo khi bị bẩn một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, áo bếp còn được in/thêu logo và tên ở ngực, tay áo hoặc lưng áo để tăng độ nhận diện thương hiệu.
3. Ý nghĩa của những chiếc áo đầu bếp

Trang phục bếp là một phần của nghệ thuật ẩm thực, biểu tượng của sự chuyên nghiệp
Người đầu bếp chính là gương mặt đại diện cho thương hiệu, nơi mà họ đang làm việc. Hiểu một cách đơn giản, họ là những người sẽ giữ chân khách hàng ở lại nhà hàng hoặc quán ăn bằng cách mang đến hương vị ngon lành, tuyệt vời của các món ăn.
Vì vậy, việc đầu bếp mặc đồng phục không phải để "làm màu", mà đây là điều vô cùng cần thiết để thể hiện sự chuyên nghiệp và cam kết phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Đồng thời, thực khách có xu hướng cảm thấy an tâm và tin tưởng hơn khi thưởng thức món ăn với đầu bếp có phong cách chuyên nghiệp.
Bên cạnh sự sáng tạo trong thiết kế, dòng đồng phục này còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh thực phẩm. Trang phục bếp là một phần của nghệ thuật ẩm thực, biểu tượng của sự chuyên nghiệp, tâm huyết trong nghề bếp. Đối với mọi đầu bếp, họ rất trân trọng áo bếp và coi đó là một món vật rất
4. Đồng phục bếp kín và đồng phục bếp mở
4.1. Tại sao lại chia đồng phục bếp kín và đồng phục bếp mở
Bếp kín là khu vực làm việc với nhiệt độ cao, nhiều dầu mỡ, không có sự tương tác trực tiếp với khách hàng, môi trường yêu cầu sự tập trung cao độ tối đa vào chế biến lương thực thực phẩm. Chính vì vậy, loại đồng phục được thiết kế nhằm đảo bảo thoải mái, an toàn và tiện dụng, giúp đầu bếp làm việc hiệu quả.
Trái ngược lại với bếp kín, bếp mở được đặt công khai bên ngoài nhà bếp hoặc ngay cả ngoài trời. Mục đích của mô hình này chính là khuyến khích các đầu bếp giao tiếp với khách hàng để tạo nên sự gần gũi, không gian ấm cúng. Đồng thời, thực khách có cơ hội được quan sát trực tiếp, chiêm ngưỡng, học hỏi từng công đoạn nấu ăn. Do đó, bên cạnh việc đảm bảo an toàn và tiện dụng như bếp kín, trang phục của bếp mở cần có tính thẩm mỹ và chuyên nghiệp, giúp tạo ấn tượng tốt với thực khách.
4.2. Đặc điểm chung
Màu sắc, thông thường là các màu trắng - đen - xám, là một điểm giống nhau giữa cả hai mà hầu hết chúng ta đều có thể nhận thấy được.
Tiếp đến, cả hai loại trang phục trong môi trường bếp kín và bếp mở đều được làm từ vải chịu nhiệt tốt, thoáng khí, cá khả năng thấm hút mồ hôi và chống bám bẩn để phục vụ cho tính chất công việc. Hơn nữa, loại đồng phục này cần phải đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh thực phẩm cho những người đầu bếp.
4.3. Khác biệt
4.3.1. Thiết kế và kiểu dáng
Đối với đầu bếp làm việc trong bếp kín, ít hoặc không tiếp xúc với khách hàng, áo bếp của họ hướng tới sự đơn giản, thuận tiện, rộng rãi, thoáng mát, không tập trung quá nhiều vào kiểu cách. Có thể không cần thêu logo hoặc tên quán (đối với các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực F&B có quy mô nhỏ lẻ hoặc trung bình).
Trong khi đó, tại bếp mở, người đầu bếp phải đứng chế biến, phục vụ món ăn trước mặt thực khách. Do đó, họ bắt buộc phải có sự chăm chút, chỉn chu, tỉ mỉ, phong cách không chỉ trong ẩm thực mà còn là ngoại hình để thu hút sự chú ý của khách. Chính vì vậy, thiết kế cũng như kiểu dáng của đồng phục thông thường sẽ vừa vặn, form đẹp, thêm vào đó là logo, tên thương hiệu đi cùng với một vài điểm nhấn như cổ áo cách điệu, khuy áo nổi bật để thể hiện chuyên nghiệp khi làm việc.
4.3.2. Màu sắc
Bếp kín, màu áo chủ yếu là màu trắng hoặc đen, ít họa tiết. Áo bếp trong môi trường bếp mở thì ngược lại hoàn toàn, chúng không bị giới hạn về màu sắc, đa dạng từ trắng - đen - xám phổ thông cho đến màu đỏ - xanh lam - nâu - be.
4.3.3. “Trang sức” bổ trợ
Do ít hoặc không tiếp xúc với khách hàng, một phần nào đó, các đầu bếp trong khu vực bếp kín không quá chú trọng về ngoại hình. Thay vào đó, họ chỉ đơn giản là khoác lên mình chiếc áo bếp, tạp dề và tập trung tối đa vào công việc nấu nướng.
Nhưng đối với các đầu bếp hoạt động tại bếp mở, nếu bạn để ý kỹ, họ có thiên hướng đính kèm theo một vài phụ kiện, điển hình là khăn choàng cổ, khăn cài áo (pocket square), nón, thậm chí là trang sức, phổ biến nhất là đồng hồ, nhẫn và dây chuyền. Điều này giúp tăng diện mạo, phong thái sang trọng cho đầu bếp trước nhiều người khi đang chiêm ngưỡng họ biểu diễn nghệ thuật ẩm thực.
4.3.4. Phụ kiện kèm theo
- Mũ đầu bếp

Mũ đầu bếp giúp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và thể hiện sự chuyên nghiệp
Mũ đầu bếp đảm bảo việc không để tóc rơi rụng vào món ăn hoặc che mắt, gây khó khăn trong quá trình nấu nướng; chính vì thế, việc sử dụng mũ khá cần thiết. Công dụng khác là xác định vị trí, cấp bậc trong công việc.
Có 5 loại mũ đầu bếp mà chúng ta thường xuyên bắt gặp chính là: Beret (hình trụ ngắn, vành tròn), Skull (hình trụ đơn thuần), Toque (mũ xếp nếp hình ống trụ màu trắng), Flared Toque (vành tròn vừa đầu, phần trên phồng) và cuối cùng là mũ tròn dây buộc.
- Khăn quàng cổ
Do môi trường làm việc với nhiệt độ cao, khăn quàng cổ thường được cấu tạo từ các loại vải như cotton hoặc polyester vì có khả năng thấm hút tốt, ngăn mồ hôi, giúp đầu bếp tập trung trong công việc.
Một trường hợp khác đó là bảo vệ sức khỏe, giữ ấm cơ thể khi làm việc trong thời tiết lạnh, đặc biệt là những nơi có khu vực bếp không gian mở, ngoài trời hoặc khu vực chế biến thực phẩm đông lạnh.

Khăn quàng cổ có khả năng thấm hút tốt, ngăn mồ hôi, giúp đầu bếp tập trung trong công việc
5. Cách lựa chọn áo đầu bếp đẹp
Để có thể lựa chọn được một áo bếp đẹp, mọi người cần lưu ý những điều sau đây;
5.1. Chất liệu vải
Chất liệu vải được sử dụng để làm ra trang phục bếp phải đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và đáp ứng được các yêu cầu cơ bản như có nguồn gốc rõ ràng, độ bền cao, chất liệu thoải mái, nhẹ nhàng, thông thoáng mà không quá dày, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, làm giảm nhiệt độ.
Điều này tạo nên sự linh hoạt trong các thao tác và hoạt động, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc giúp đầu bếp sảng khoái hơn về tinh thần và tập trung tối đa vào công việc, nâng cao hiệu suất.
Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào tài chính của mỗi đơn vị kinh doanh mà lựa chọn vải sao cho phù hợp với tài chính, tránh vượt quá ngân sách. Một số loại vải thông dụng để tạo ra đồng phục bếp bao gồm vải kaki, vải xi, cotton, polyester, silk, linen và kate.
5.2. Màu sắc
Màu sắc phổ biến nhất của áo bếp chính là màu trắng. Màu này thể hiện cho sự tận tâm, trách nhiệm, cống hiến cho nền nghệ thuật ẩm thực. Đây cũng chính là minh chứng cho sự kỹ lưỡng, tỉ mỉ và kỷ luật của một người đầu bếp có tâm và có tầm với nghề.
Ngoài ra, do phải làm việc trong môi trường nhiệt độ cao bởi lừa và các thiết bị nấu nướng, trong khí đó, màu trắng là một màu sáng, có khả năng phản xạ nhiệt tốt hơn các màu tối, diều này giúp người đầu bếp thoải mái hơn trong suốt quá trình làm việc.
Mặc dù vậy, cũng có một vài nhà hàng, quán ăn, khách sạn chuyển từ màu trắng truyền thống của áo sang màu đen, màu xám, màu xanh đen, màu đỏ, xanh lá hoặc nâu để thể hiện những phong cách, tinh thần, thông điệp và ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, bất kể có lựa chọn màu sắc nào cho đồng phục áo đầu bếp thì nên phù hợp với phong cách của nhà hàng, khách sạn, quán ăn cũng như mang tính chuyên nghiệp và chỉn chu.
5.3. Kiểu dáng
Đối với khía cạnh kiểu dáng, chúng ta chia ra ba phần: cổ áo, cúc áo và tay áo.
Về phần tay áo đồng phục bếp, thông thường được thiết kế để dễ dàng gập hoặc bẻ nhằm hạn chế việc thức ăn bám vào cổ tay áo làm mất vệ sinh. Chính vì thế, loại tay lỡ hoặc tay ngắn là lựa chọn tối ưu nhất.
Tương tự như tay áo, bộ phận cổ áo nên được thiết kế gọn gàng, hơi ôm vào cổ người mặc. Đây là nét đặc trưng riêng của áo bếp, thể hiện gọn gàng và đứng dáng hơn.
Thiết kế của chiếc cúc áo cũng góp phần khá lớn vào việc hoàn thiện một chiếc áo bếp nam đẹp. Ngoài việc đóng mở áo, còn là điểm nhấn, nét đặc trưng của áo đầu bếp. Kiểu lệch chéo với một hoặc hai hàng cúc đang là xu hướng của loại cúc áo hiện đại. Màu sắc cúc chính là yếu tố tạo nên điểm nhấn, vì thế hãy chọn màu cúc đối lập với màu áo để nâng cao hiệu ứng thị giác.
Qua bài viết này, bạn sẽ có câu trả lời cho việc tìm kiếm mẫu đồng phục đầu bếp nam đẹp, sang trọng, chuyên nghiệp. Nếu còn đang phân vân về đơn vị may mặc, in ấn uy tin và chất lượng, mời bạn ghé thăm Đồng Phục Nguyên Phi. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành may&in, hợp tác với hàng ngàn đối tác trong và ngoài nước, đạt top 10 công ty may đồng phục toàn quốc, sản xuất hơn 1 triệu sản phẩm ra thị trường và giành được 18 giải thưởng chứng nhận, chúng tôi tự tin đem đến cho khách hàng trải nghiệm về chất lượng cao cấp từ khâu cắt may sản xuất đến dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp.
Đồng Phục Nguyên Phi
Sau 15 năm sản xuất hợp tác với hàng ngàn đối tác trong và ngoài nước. Đồng Phục Nguyên Phi đã học hỏi và được chuyển giao nhiều công nghệ sản xuất vải, công nghệ in thêu chất lượng cao, các sản phẩm do Nguyên Phi sản xuất đều có tiêu chuẩn chất lượng cao nhất để đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách.
Mọi nhu cầu và thắc mắc xin quý khách liên hệ theo thông tin bên dưới: